Bệnh thán thư trên cây có múi do nấm Collectotrichum gloeosporioides Penz gây nên, cùng tìm hiểu dấu hiệu và biện pháp phòng trừ nhé.
a – Tác nhân gây bệnh
Do nấm Collectotrichum gloeosporioides Penz
Có 3 loại bệnh thán thư trên cây có múi, thán thư làm rụng hoa và thán thư trên chanh và thán thư sau thu hoạch. Bệnh thán thư làm rụng hoa xảy ra trên tất cả các giống cây có múi và gây thiệt hại nặng, trong khi bệnh thán thư trên chanh chỉ xảy ra trên chanh giấy.
b – Triệu chứng
Nấm bào tử mọc nhô lồi lên trên bề mặt vết bệnh, hình tròn, màu nâu. Tạo thành các đốm bệnh có màu nâu cam trên cánh hoa, làm rụng hoa để lại cuống, đài hoa. Trên trái bưởi vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào, vết bệnh có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử nấm màu đen.
Bệnh thán thư trên chanh làm ảnh hưởng đến hoa, lá non và trái, vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng nâu, sau lớn dần, xung quanh viền nâu đậm, giữa vết bệnh màu nâu đậm vết bệnh biến động từ nhỏ đến lớn, trên vết bệnh có nhiều bào tử nâu đen tạo thành những vòng đồng tâm, lá và trái thường bị rụng, cành bị trơ làm khô đầu cành.
c – Đặc điểm phát sinh
Nguồn nấm bệnh tồn tại trên cây bệnh và tàn dư cây bệnh. Nấm gây bệnh lan truyền từ cây bệnh sang cây khỏe nhờ nước mưa, gió.
d – Biện pháp phòng, trừ
- Biện pháp canh tác: Cắt tỉa, loại bỏ cành nhiễm bệnh, giúp vườn cây thông thoáng, thu dọn các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy để diệt nguồn bệnh.
Không tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh.
- Biện pháp hóa học: Khi bệnh xuất hiện phun thuốc ngừa vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa và trước khi mùa mưa đến bằng các loại thuốc như: Benlate 50WP, Benomyl, Maneb, Daconil, Antracol, Ziflo, …
Để xem thêm các bài viết về kỹ thuật cây trồng, vui lòng truy cập tại đây