Bệnh chảy gôm trên cây có múi do nấm Phytophthora citricola. Sawada gây nên, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất của cây trồng.
A. Triệu chứng bệnh chảy gôm trên cây có múi:
Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 20-30cm trở xuống
cổ rễ và phần rễ. Giai đoạn đầu bệnh mới phát
sinh thường vỏ cây bị nứt và chảy nhựa (chảy gôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ.
Bệnh hại nặng, lớp vỏ ngoài thối rữa giống như bị
luộc nước sôi và rất dễ bị tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong
có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị
hại, cây có thể bị chết ngay, nếu bị
một phần thì cây bị vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống dưới đất có thể
thấy nhiều rễ cũng bị thối.
B. Đặc điểm phát sinh.
Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nhưng vào mùa mưa phát sinh gây hại nặng hơn. Những vườn bị úng nước hay bón phân mất cân đối hoặc vườn ít tạo tán thì bị nặng hơn.
C. Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác: Cần đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng gây úng cục bộ.
Sử dụng giống cây có múi có khả năng chống chịu bệnh làm gốc ghép. Trồng đúng mật độ khuyến cáo, không nên tủ cỏ sát gốc cây vào mùa mưa.
Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân hữu cơ và tăng cường bón phân hữu cơ để làm giàu hệ thống vi sinh vật đất, đặc biệt các vi sinh vật đối kháng.
- Biện pháp hóa học: Dùng boócđô 1% quét 2 lần/năm vào thân cây, cành cấp 1.
Đối với vết hại cục bộ phần thân gốc: cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh.
Đối với những cây có biểu hiện triệu trứng nhẹ cần phun Aliette nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây.
Để xem thêm các bài viết cẩm nang nông nghiệp, bà con vui lòng truy cập tại đây.